Thursday, April 17, 2014

Thử phân tích vài đoạn cuối trong bài giảng của Thầy "Dân chủ là gì?"

Dân ch là gì?
Làm việc của mình mà không ảnh hưởng đến người khác thì gọi là dân chủ.
  -->> Phải xây dựng NN PQ vì NN PQ đề cao PL, tạo ra mối quan hệ (MQH) đúng đắn, bình đẳng giữa NN và công dân.
Xây dựng NNPQ XHCN VN trong giai đoạn hiện nay, một là, tăng cường sự lãnh đạo của đảng để không bị chệch hướng XHCN, hai là, phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ba là, phải đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy NN.

Kính thưa quý vị:
Trích câu của Thầy: “Làm việc của mình mà không ảnh hưởng đến người khác thì gọi là dân chủ” Vậy nếu “người khác” làm cho quốc gia bị tê liệt, bị rơi vào tay giặc thì sao? Ta vẫn không dám làm gì để ảnh hưởng đến người đó? Ta chỉ sống cho riêng ta (vô cảm) để cho giặc nó vào nó ở…. trên đầu ta hả Thầy? Vậy là dân chủ kiểu XHCN đó ư? Thì ra CNXH là thế giới đại đồng mà (vô quốc gia, vô tổ quốc? Hãy xem 2 câu thơ của Tố Hữu là đủ: ”Bên nay biên giới là nhà; bên kia biên giới cũng là quê hương”)

Trích câu của Thầy: “tăng cường sự lãnh đạo của đảng” Lúc nào mà chả tăng cường? Càng tăng thì càng giống Vinasin, vinaline,…
 Quan chức mới Tham nhũng được thưa Thầy.

Trích câu của Thầy: “…không bị chệt hướng XHCN…”
Hãy xem mấy ông lãnh đạo cấp cao cho con đi sang các nước TBCN học hỏi làm giàu…trong khi đó, lại bắt dân mình ở trong nước… để đi lên XHCN và không để bị chệch hướng XHCN…. Vậy có công bằng, khách quan không Thầy?

Trích: “…phải đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy NN
Câu này nghe “sáo rỗng” quá, nghe quá hóa nhàm, đổi mới…? Hay là bình mới rượu cũ.

Và đây, cái mà người ta nói trên mạng internet, dân chủ là gì?

Nói một cách tóm tắt, dân chủ phải bao gồm ít nhất một số yếu tố:

Một, nói đến dân chủ, trước hết, là nói đến cơ chế, đến cách thức tổ chức chính quyền. Một chế độ dân chủ phải được dân bầu một cách tự do và bình đẳng. Tính chất tự do và bình đẳng ấy chỉ có thể thực hiện được với một số điều kiện nhất định: thứ nhất, quyền phổ thông đầu phiếu cho mọi người thành niên; thứ hai, mọi người đều có quyền tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội, đặc biệt, được quyền đối lập và phản biện, quyền tuyên truyền và vận động cho lập trường và quan điểm của mình; điều đó có nghĩa là, thứ ba, sinh hoạt chính trị phải dựa trên nền tảng đa nguyên và đa đảng.

Tuy nhiên, bầu cử và đa đảng không bảo đảm được dân chủ nếu chính quyền không tổ chức bầu cử một cách nghiêm minh hoặc sau đó, không tôn trọng kết quả bầu cử (như trường hợp Miến Điện hay Zimbabwe trước đây). Do đó, cần thêm hai điều kiện này nữa: tính chất khả kiểm (accountability) và tinh thần thượng tôn pháp luật. Tính chất khả kiểm lại dựa trên sự minh bạch của chính phủ và quyền tự do thông tin và ngôn luận của mọi người. Trong khi đó tinh thần thượng tôn pháp luật chỉ có ý nghĩa khi tư pháp được độc lập với hành pháp.

Hơn nữa, nói đến cơ chế, không nên chỉ nghĩ đến nhà nước. Trong một xã hội dân chủ, nhà nước chỉ là một bộ phận trong mạng lưới các thiết chế đa dạng và phức tạp, bao gồm các tổ chức chính trị, tôn giáo, nghiệp đoàn, văn hóa, xã hội, thương mại, v.v... Các tổ chức này phải được độc lập với chính quyền và nhằm phát huy một xã hội dân sự lành mạnh để, một mặt, củng cố tình liên đới giữa các cá nhân, mặt khác, bảo vệ quyền lợi của các cá nhân trước khuynh hướng bao trùm và khống chế tất cả của nhà nước.

Hai, tất cả các cơ chế ấy phải được vận hành trên một nguyên tắc: pháp trị. Dân chủ chỉ thực sự là dân chủ khi nó được đặt trên nền tảng pháp luật. Pháp luật ấy, một mặt, gắn liền với những giá trị phổ quát của nhân loại; mặt khác, chi phối mọi thành viên trong xã hội, hoàn toàn không có ngoại lệ, nghĩa là không có ai, tuyệt đối không có ai, dù là vua hay tổng thống hay tổng bí thư đảng, có thể đứng trên pháp luật được.

Hai yếu tố trên rất được nhiều người nhắc đến. Nhưng dân chủ không phải chỉ là cơ chế hay nguyên tắc. Dân chủ còn là một hệ thống niềm tin và giá trị. Bởi vậy đằng sau các cơ chế hay nguyên tắc ấy bao giờ cũng có một thứ văn hóa chính trị đặc biệt được xây dựng trên ba nền tảng chính: Thứ nhất, sự tôn trọng nhân quyền, trong đó có hai quyền cơ bản nhất: tự do và bình đẳng của mọi công dân. Không được quyền nhân danh bất cứ thứ gì, kể cả đa số, để áp chế, tước đoạt quyền lợi hay chà đạp lên nhân phẩm của người khác thuộc phe thiểu số. Một xã hội dân chủ thực sự, một mặt, thực hiện ước muốn của đa số, nhưng mặt khác, phải bảo đảm quyền lợi của thiểu số. Điều quan trọng là việc bảo vệ quyền tự do và bình đẳng của con người phải được thiết chế hóa chứ không phải chỉ dựa vào thiện chí của các nhà lãnh đạo. Thứ hai, một văn hóa dân sự (civic culture) với hai trọng tâm là ý thức trách nhiệm và sự tin cậy đối với cộng đồng và đất nước. Thứ ba, tôn trọng sự đa dạng. Đây là sự khác biệt chính giữa dân chủ cổ điển (ở Hy Lạp) và dân chủ hiện đại: trong khi dân chủ cổ điển dựa trên sự thống nhất và đồng nhất, dân chủ hiện đại dựa chủ yếu trên sự đa dạng và sự khác biệt.

Không phải cái gọi là dân chủ nào cũng hội đủ các đặc điểm nêu trên. Bởi vậy, trên thế giới mới có dân chủ thật và dân chủ giả (pseudodemocracy). Dưới các nền dân chủ giả, dân chúng cũng được phát phiếu đi bầu. Nhưng họ chỉ được bầu những người đã được ai đó lựa chọn sẵn. Và họ hoàn toàn không kiểm soát được hai điều mà, trên nguyên tắc, họ cần và có quyền kiểm soát: thứ nhất, quá trình đếm phiếu (không phải ngẫu nhiên mà ở các nền dân chủ giả, những người thắng cử bao giờ cũng thắng một cách hết sức vẻ vang, toàn 100% hoặc gần gần 100%!), và thứ hai, quá trình hoạt động của các đại biểu sau khi thắng cử.

Bạn thử nghĩ xem nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay là thật hay là giả?

Tuesday, October 15, 2013

Kiến thức Lịch sử để trả lời những người "mềm mỏng"

Tôi có nhiều dịp may nên tiếp xúc với nhiều lãnh đạo, Công an, Bộ đội…(quân hàm đến cấp Tá và Thiếu  tướng), khi đề cập đến vấn đề giữa Ta và Tàu thi gần như chỉ có 1 câu trả lời giống nhau: “ối giời ơi Tàu giờ nó giàu và mạnh lắm Ta đánh sao lại, rồi nào là Ta phải mang ơn Tàu, rồi nào là đường lối ngoại giao của ta rất sáng suốt, rồi nào là ngoại giao mềm mỏng như vị Trọng Đức của báo QĐND vv và vv…
Ông Trọng Đức viết trên báo QĐND ngày 18/8:
“…, đường lối ngoại giao mềm mỏng cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Việt Nam là dân tộc chuộng hòa hiếu, chưa bao giờ và không bao giờ muốn gây sự với bất cứ nước nào, dù lớn hay nhỏ, trên thế giới, trừ phi quyền độc lập, tự chủ của dân tộc, chủ quyền lãnh thổ bị chà đạp, xâm phạm và không còn sự lựa chọn ngoại giao nào khác.”

Hình như “mấy ổng” không nghiên cứu lịch sử nước nhà?
“…đường lối ngoại giao mềm mỏng cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam ta.” Điều này rất đúng, nhưng khi đã đập cho quân xâm lược Tàu Khựa những trận nên thân, không còn manh giáp.

Tôi xin liệt kê một số dẫn chứng LS sưu tầm trên Net như sau:

- Năm 981, sau khi đánh cho quân Tống một trận te tua, giết Hầu Nhân Bảo, đuổi Lưu Trừng, Tôn Toàn Hưng chạy dài. Vua Lê Đại Hành sai sứ mang hai bộ tướng của Hầu Nhân Bảo sang trả cho vua Tống và in theo lệ triều cống.

- Năm 1075-1076, Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đưa quân sang đánh chiếm lấy Khâm Châu Liêm Châu, Tôn Đản đánh Ung Châu. Sang năm sau vua Tống xua quân đánh chiếm châu Quảng Nguyên của ta, bị Lý Thường Kiệt đánh cho tan tác trên sông Như Nguyệt. Sau đó vua Lý Nhân Tôn sai Lê Văn Thịnh đưa những tù binh bắt được ở Khâm, Liêm, Ung sang trả và đòi lại toàn bộ lãnh thổ đã bị mất.

- Năm 1257, sau khi đánh cho Ngột Lương Hợp Thai chạy dài rồi vua Trần Thánh Tông mới sai sứ sang Tàu xin hòa hiếu.

- Năm 1283-1288, sau hai lần đánh cho Thoát Hoan thất điên bát đảo, giết hàng loạt tướng lãnh Nguyên Mông, Vua Trần Nhân Tông cấp ngựa xe, lương thực cho đám tù binh về nước rồi sai sứ sang xin thông hiếu và gởi một bài thơ chúc thọ Hốt Tất Liệt, mà nội dung là dạy cho Hốt Tất Liệt cách làm vua.

- Năm 1427, sau mười năm kháng chiến đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, Vua Lê Thái Tổ đã chấp nhận cho Vương Thông quy hàng và cấp cho xe ngựa lương thảo về nước và lại sai sứ sang in thông hiếu.

- Năm 1789, sau khi khi đánh tan tác 20 vạn quân Thanh, Vua Quang Trung sai Phạm Quang Nghị đóng giả mình và mang vàng bạc sang thông hiếu.

Đấy mới thật sự là đường lối ngoại giao mềm mỏng, hiếu hòa của kẻ chiến thắng.

Ngược lại:

- Năm 1405, Hồ Quý Ly trước áp lực của nhà Minh nên dâng 59 thôn vùng Cổ Lâu cho Tàu, nhưng rồi cũng bị tiêu diệt.

- Năm 1540, sau khi cướp ngôi nhà Lê, trước nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Mặc Đăng Dung cùng 40 triều thần tự trói mình đến ải Nam Quan, nộp sổ điền thổ và dân đinh cả nước, cắt đất dâng cho Tàu cùng vàng bạc, sản vật để xin hàng rồi nhận chức Đô Thống Sứ.

- Năm 1974, sau nhiều năm gây ra cuộc nội chiến nồi da xáo thịt (chiến tranh ý thức hệ, TB tự do và CS), để củng cố quyền lực “ai?” đã  mắt lấp tai ngơ cho Tàu Khựa đánh chiếm Hoàng Sa.

- Năm 1979, bị Tàu Khựa dạy cho một bài học, đành chịu mất trắng 5000km2 thuộc 6 tỉnh ở biên giới Việt Trung.

- Năm 1988, mất Thác Bản Giốc, mất 8 đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

- Năm 1990, bị “còng đầu” tại Thành Đô. (Hội nghị Thành đô)

- Năm 2001, mất ải Nam Quan (Nơi Nguyễn Phi Khanh chia tay Nguyễn Trãi năm nào!).

Đấy có phải là đường lối ngoại giao mềm mỏng, hiếu hòa hay không?
Mặc cho “...quyền độc lập, tự chủ của dân tộc, chủ quyền lãnh thổ bị chà đạp, xâm phạm...”

Ở đây chỉ nêu ra những sự kiện lịch sử để cho vạch trần sự bẻ cong lịch sử (nếu có) của những người cố ý “lấp liếm” nhằm một ý đồ đen tối khi “mấy ổng” có dịp trả lời trước mọi người (nhất là giới trẻ ít am hiểu LS Dân tộc)
mấy ổng  thường hay dùng từ “đường lối ngoại giao” này nọ, hay mỗi lần Tàu gây hấn ngoài biển đông thì trong nước xảy ra những chuyện như: Người mẫu bán…, tham nũng cỡ nhỏ nhỏ trung trung, cướp, giết, hiếp…  để dư luận chỉa mủi dùi và đó mà quên đi việc to hơn?. Người đọc, nếu mất cảnh giác, sẽ rất dễ chấp nhận cái kiểu ngoại giao hiếu hòa "mềm mỏng" này.

Tất nhiên, có thể đưa ra hàng loạt những sự kiện cụ thể khác nữa để chứng minh, nhưng không cần thiết vì tất cả, trong đó không loại trừ “mấy ổng” đã nhận ra từ rất lâu. Cái khác nhau là chấp nhận hay không chấp nhận cái “đường lối ngoại giao mỏng te..tua, mềm mại ” này mà thôi.

Wednesday, October 9, 2013

Xin chào các Thầy (Cô), các anh chị em học viên. Em là một người sống khá khép kín, có thể nói là nhút nhát (vì nghề nghiệp không thường nói chuyện trước đám đông, lâu ngày thành ra như vậy ạ). Em có rất nhiều điều thắc mắc nhưng cũng vì tính nhút nhát nên không thể (không dám) hỏi Thầy (Cô) trước lớp, đành nhờ diễn đàn này để em cũng như mọi người giãy bày tâm sự và nhờ Thầy (Cô) bỏ chút thời gian quý báu vào đây giải đáp giúp chúng em để chúng em mở mang tầm hiểu biết, nếu được như vậy thì chúng em sẽ hiểu bài tốt hơn và đương nhiên sẽ làm bài tốt hơn, em xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) và các anh chị em học viên lớp TCCT H377.

* Những câu hỏi thẳng thắn thường hơi khó nghe hay những câu hỏi liên quan đến chính trị thì lâu nay thì mọi người thường e dè (thành lệ xưa nay rồi, với em lại càng khó khăn hơn nữa) vì vậy Em và các ACE đặt câu hỏi trên diễn đàn này không cần nêu rõ họ tên, làm gì, ở đâu,... (đương nhiên phải dùng từ ngữ, hành văn có văn hóa...), chỉ cần biết là những người đi học, đi tìm tòi tri thức mới và có những thắc mắc, rất cần những người khác có hiểu biết hơn để giải đáp, truyền đạt lại cho thật chính xác, không e sợ bất cứ thế lực nào.




Em xin xung phong một số câu hỏi sau:

1.  Nghe Thầy giảng em thấy CNXH thật là ưu việt, nhưng tại sao mô hình đó lại ngày càng bị thu hẹp trên thế giới, hiện chỉ còn 5 nước? Lãnh đạo đi thăm CS anh em Triều Tiên thì được ông Kim Chánh Nhật ra tận sân bay đó tiếp? (Thì ra lãnh đạo ta phải mang theo 10 ngàn tấn gạo cho không!?). Tương tự Ông Triết sang thăm CUBA cũng phải mang 5 ngàn tấn gạo. Nước ta đã nghèo mà phải ngoại giao sang trọng như vậy làm gì? Hình như chúng ta cũng muốn giúp “bạn” để bạn đỡ khó khăn mà kiên trì theo CNXH không thì XHCN lại càng “teo tóp”?

2. Sau phát súng hoa cải của anh Vươn, Thủ Tướng KL: chính quyền Tiên Lãng sai, ấy vậy mà vài tháng sau người trực tiếp chỉ đạo phá nhà anh Vươn (Ông Đỗ Hữu Ca còn gọi việc phá nhà là trận đánh đẹp, có thể viết thành sách…) được mang/lên lon tướng? Để tiếp sau đó, không phải là phát súng hoa cải nữa mà là phát súng lục K54 của anh Đặng Ngọc Viết giết ngay ông Vũ Ngọc Dũng - phó giám đốc quỹ đất Thái Bình? Có phải uy tín của ĐCSVN đang xuống dốc, đang bị mất uy tín trầm trọng? Mác có câu: “ ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” hình như rất đúng với hiện trạng VN hiện nay? Có phải LS đang lặp lại?

3. Trích câu giảng của Thầy […Mục đích cuối cùng là CN cộng sản…]. Vậy CNCS là như thế nào? Tại sao không chỉ Liên Xô mà hàng loạt các nước Châu Âu từ bỏ CS? Thậm chí hội đồng Châu Âu lại ra quyết nghị 1481 cấm không cho ai nhắc tới 2 chữ CS trên đất nước họ? Cái nôi sinh ra nó mà lại chối bỏ nó?
Có phải CNCS là sẽ đi đến thế giới đại đồng? Nghĩa là nước không có biên  giới, nhà nhà đều như nhau, ai cũng như ai thành thử ra không có trộm cướp, không có bất công trong xã hội? Vậy chừng nào VN ta tiến đến đó? Hay là bị TQ dụ dỗ, dựa vào đó để lấy hết đất đai biển đảo của Tổ tiên?